Để việc đăng ký kinh doanh thành lập công ty thuận lợi, tránh mất nhiều thời gian, HPVINA xin gởi đến Quý Doanh nghiệp những vấn đề cần lưu ý trước khi đăng ký kinh doanh như sau:
1. Về chức danh:
Chức danh của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có thể là:- Giám đốc ( Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty ( công ty TNHH một thành viên);
- Chủ tịch Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên); Chủ tịch Hội đồng quản trị ( đối với công ty cổ phần).
Thực tế, một cá nhân có thể kiêm nhiệm hai chức danh trên nhưng trong điều lệ chỉ nêu 1 trong 2
2. Về Tên doanh nghiệp:
Tên của doanh nghiệp phải bảo đảm theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34 - Luật Doanh nghiệp năm 2005 cô thể như sau:- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố sau đây: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
- Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 32, 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận Tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
3. Về địa chỉ doanh nghiệp:
Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngừ phố) hoặc Tên xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xó, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nếu nơi đặt trô sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đưêng thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4 Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
Doanh nghiệp cần tham khảo ngành nghề và mã ngành trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng chính phủ để ghi vào hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Để biết được chi tiết các ngành nghề theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg, Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm Quyết định 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lưu ý: Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg và Quyết định 337/2007/QĐ-BKH chỉ quy định chung những lĩnh vực được kinh doanh, không quy định chi tiết các công đoạn của quá trình sản xuất hoặc các loại hàng hóa cụ thể.
5 Về vốn điều lệ - vốn pháp định:- Vốn điều lệ: là tổng số vốn đăng ký của tất cả các thành viên cùng đóng góp. Vốn có thể là hiện kim (tiền Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ đã được qui đổi sang tiền Việt Nam), tài sản khác. Nếu có tài sản khác thì phải kèm theo bảng kê khai từng loại tài sản khác, giá trị còn lại. Tham khảo tại vốn điều lệ - vốn pháp định
- Vốn pháp định: nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành phải đảm bảo vốn theo qui định thì phải ghi rõ vốn pháp định của ngành nghề đó và phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc doanh nghiệp đã có đủ số vốn trên. (Tham khảo danh mục ngành yêu cầu có vốn pháp định). Tham khảo tại vốn điều lệ - vốn pháp định
6. Về lựa chọn loại hình:- Doanh nghiệp tư nhân: Không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm vô hạn về toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp;
- Công ty TNHH: Là loại hình công ty có thể do 1 hoặc 2 thành viên trở lên góp vốn (tối đa là 50 thành viên), có tư cách pháp nhân kể từ khi thành lập và chịu trách nhiệm giới hạn trong phần vốn đã góp vào công ty;
- Công ty cổ phần: Số lượng cổ đông sáng lập tối thiểu có 3 cổ đông trở lên, có tư cách pháp nhân kể từ khi thành lập và chịu trách nhiệm giới hạn trong phần vốn đã góp vào công ty.
- Công ty hợp danh: Thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh dựa trên uy tín của từng bên và thành viên công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn các nghĩa vụ công ty bằng tài sản riêng của mình.
7. Nghĩa vụ của Doanh nghiệp:- Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký và điều kiện giấy phép kinh doanh (nếu có)
- Lập sổ sách kế toán, sổ đăng ký góp vốn của các thành viên;
- Chấp hành tốt chế độ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho Phòng Đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế và cơ quan thống kê. Doanh nghiệp báo cáo định kỳ hàng tháng vào ngày 15 của tháng; hàng quý vào ngày 15 của tháng đầu tiên quý tiếp theo; hàng năm vào ngày 15 của tháng đầu tiên năm tiếp theo. Hàng năm, doanh nghiệp phải báo cáo tài chính (gồm bảng cân đối kế toán và bảng quyết toán tài chính), trong thời hạn 30 ngày (đối với DNTN và Công ty hợp danh) và 90 ngày (đối với Công ty TNHH và Công ty CP) kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp phải.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.